Mục Lục
Yến sào hiện nay được nhiều người chọn lựa để chăm sóc sức khoẻ. Tuy phổ biến là vậy, nhưng không phải ai cũng biết được quy trình chế biến yến sào là như thế nào. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Bước 1: Kiểm tra chất lượng tổ yến thô sau khi thu hoạch
Tổ yến được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, tổ yến từ đảo, trong các động yến tự nhiên hoặc nuôi tại nhà. Sau khi được khai thác, tổ yến được vận chuyển cẩn thận về cơ sở sản xuất để hạn chế nứt vỡ do di chuyển.

Cơ sở sản xuất bắt đầu tiến hành phân loại yến thô.Quá trình phân loại dựa trên các tiêu chí từ đơn giản đến phức tạp. Phân loại yến theo độ dày, màu sắc của yến là những công đoạn đơn giản, thực hiện nhanh chóng. Sau đó đến bước phân loại dựa vào lượng tạp chất có trong tổ yến.
Quá trình này cần sự quan sát tỉ mỉ và sự tinh ý khi quan sát các thành phần có trên tổ yến.
Sau bước phân loại, yến sào sẽ được sắp xếp và lưu trữ trong kho đảm bảo vệ sinh.
Bước 2: Làm sạch tổ yến và chuẩn bị sơ chế
Bước làm sạch tổ yến và chuẩn bị sơ chế đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tiêu chí này. Bởi tổ yến được làm sạch kỹ thì sẽ đơn giản hoá quá trình loại bỏ tạp chất về sau và hạn chế hao hụt dưỡng chất của thành phẩm.

Tổ yến được loại bỏ bụi bẩn bên ngoài và các tạp chất dễ lấy ra trong trạng thái khô. Đây cũng là bước chuẩn bị dụng cụ sơ chế, khử trùng và đảm bảo bước tiếp theo được thực hiện an toàn.
Bước 3: Sơ chế tổ yến
Yến sào thô được ngâm trong nước lọc cho mềm, đến khi sợi yến tơi ra. Tùy theo độ dày, mỏng của yến sào mà thời gian ngâm kéo dài 20-25 phút. Yến sào được cho qua nước nhiều lần nhằm loại bỏ hết lông măng. Sau đó, nhân viên sơ chế vớt yến ra ngoài để nhặt các sợi lông còn sót và tạp chất khỏi yến sào.

Quan trọng nhất là phải chú ý thời gian ngâm yến sào. Nếu ngâm quá ít, yến sào chưa đủ mềm sẽ khó loại bỏ hết tạp chất trên sợi yến. Còn ngâm quá lâu thì sẽ dễ làm mất đi các khoáng chất có sẵn trong yến sào.
Để loại bỏ lông chim, yến được sàng qua nước và rây lọc nhiều lần. Sau đó các sợi lông chim không loại bỏ được bằng lọc qua rây thì phải nhặt thủ công.
Bước 4: Loại bỏ tạp chất và làm sạch yến sào
Sau khi được sơ chế, người làm yến tiến hành loại bỏ tạp chất thủ công. Từng chiếc lông tơ nhỏ đến các loại cặn, bụi đều được yêu cầu gắp sạch khỏi sợi yến nhằm đảm bảo chất lượng và hương vị yến tốt nhất.

Yến được chia thành từng nhúm nhỏ. Sau đó rải thành lớp mỏng để dễ dàng nhìn thấy lông tơ và tạp chất. Người làm yến dùng nhíp chuyên dụng để nhặt từng sợi lông loại bỏ khỏi yến. Một chén nước được chuẩn bị, đặt bên cạnh để làm sạch nhíp sau mỗi lần loại bỏ lông.
Trung bình, cứ 100g yến thì một người thợ yến phải mất đến 12 tiếng đồng hồ mới nhặt sạch hết mọi lông tơ tạp chất trong yến sào.
Bước 5: Ép khuôn và sấy khô
Sau khi làm sạch, yến được mang đi ép vào khuôn để tạo thành tổ như hình dạng ban đầu. Đó là lý do tai yến tinh chế thường nguyên vẹn, không bị sứt mẻ.
Quá trình sấy khô kéo dài trong vòng 12 đến 19 tiếng. Nhiệt độ sấy không quán 75 độ C. Nhờ vậy mà hương vị và dưỡng chất của tổ yến ít bị hao hụt.

Quá trình lưu trữ yến cũng là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất yến sào. Yến khô cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Quá trình bảo quản cũng cần tránh nơi hầm nóng phòng vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
Tham khảo thêm các bài viết khác tại đây.