Mục Lục
Tổ yến được làm từ nước bọt của yến. Chứa hàm lượng dinh dưỡng cực cao, tốt cho sức khỏe. Nhưng chưa nhiều người biết được quá trình hình thành của tổ yến. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nhé !
Quá trình làm tổ của chim yến
Đối với yến sống nơi tự nhiên, chúng sẽ chọn những nơi có chỗ bám nhất định, thường là các khe trên các hang động, vách đá. Còn ở nhà nuôi yến thì chúng ta cũng có thể nhận thấy là ở những nơi chắc chắn giúp cho tổ yến được cố định lâu dài. Các vị trí không bị lung lay hay dễ bị xâm nhập bởi những kẻ thù, những yếu tố xung quanh khác.

Yến sẽ dùng nước bọt mình tiết ra để xây tổ, chúng đẩy nước bọt ra khỏi miệng và để lên khe núi để định hình tổ. Nước bọt thường sẽ khô trong khoảng thời gian 2-3 tiếng.
Mỗi đêm chim yến sẽ xây tổ một ít đến khi nó trở nên cứng cáp và vững chắc. Quá trình này sẽ được diễn ra liên tục, chim yến chúc đầu xuống dưới tiếp tục tiết nước bọt ra để làm tổ. Ước tính trung bình mỗi đêm chim yến chỉ xây được khoảng 1 mm. Vì việc tiết nước bọt ra để xây tổ là một quá trình rất đau đớn. Chúng phải nhắm mắt, xù lông, vất vả đưa nước bọt lên hành vách. Vì thế, mà lúc thu hoạch sẽ có lẫn bụi và lông yến trên tổ yến.

Lần đầu làm tổ chim yến sẽ mất khoảng 4 tháng. Những lần làm tổ sau thì được chim yến xây trong vòng 1 tháng.
Sau khi tổ được xây xong, chúng sẽ bắt đầu đẻ trứng. Chúng sẽ nhảy lên mép tổ rồi quẹt nước bọt vào lòng tổ để tạo nơi đẻ trứng. Dấu hiệu cơ bản mà chúng ta có thể biết được rằng khi nào yến sắp đẻ trứng, đó là trong tổ có lớp xơ mướp, báo hiệu mùa sinh sản của yến đã bắt đầu.
Hình dạng của tổ yến
Tổ được xây hình dạng giống như nửa cái bát được dính vào thành hang đá hoặc thành nhà của tổ yến.
Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được bện vào nhau. Chính vì vậy mà khi bạn ngâm tổ yến vào nước thì sẽ thấy có các sợi yến dài lần lượt được tách ra và chỉ có chim yến trống mới làm tổ yến.

Tổ yến có nhiều loại và màu sắc khác nhau như màu trắng, màu hồng, màu đỏ.
Chân yến :
- Giống như phần móng nhà, là phần nâng đở cấu trúc tổ, phần này chim yến phải là rất công phu và mất rất nhiều thời gian,
- Quy trình xây một tổ yến là chim yến sẽ xây hai chân sao cho vững chãi và tiếp theo đó sẽ kéo sợi từ chân này qua chân kia tạo nên tổ yến.
- Như vậy để giữ được tổ yến thì chắc chắn phần chân yến luôn phải vững chắc.
- Do vậy, phần chân yến có phần già hơn, khi chế biến yến sẽ dai, thơm ngon và cũng cần nhiều thời gian hơn để chưng cất.

Sợi yến :
- Là phần chim yến nhã nước bọt theo hình sợi dài, kéo từ chân yến này sang chân yến kia theo hình bán nguyệt. và cứ đan như thế trong hơn một tháng thì tổ yến mới hình thành
- Mỗi ngày chim chỉ yến sợi cho tổ yến cao thêm 1mm
Lớp sơ mướp yến sào :
- Khi tới chu kỳ sinh sản, chim bắt đầu làm tổ và khi đã làm xong thành tổ thì chúng sẽ chim nhả những sợi nước bọt trong lòng tổ, những sợi Yến này đan chéo nhau có hình dáng giống ruột của trái mướp, vì thế chúng ta gọi chúng là lớp xơ mướp.

- Khi lớp xơ mướp này hình thành chúng ta sẽ biết là chim sắp đẻ trứng, đây là đặc điểm khá quan trọng để người thu hoạch tổ Yến biết và tránh lấy nhầm các tổ này.
- Một năm chim sinh sản 3 lần, khi chim con vừa bay đi thì chim bố mẹ lại làm lớp xơ mới.
Tham khảo thêm các bài viết khác tại đây.