You are currently viewing 6 điều cần phải biết khi xảy ra tranh chấp đất đai

6 điều cần phải biết khi xảy ra tranh chấp đất đai

Đất đai là chủ đề luôn được rất nhiều người quan tâm đến bởi giá trị của nó về nhiều mặt khác nhau. Bởi vì giá trị về mặt vật chất của nó rất cao, nên thường xuyên xảy ra các vụ tranh chấp đất đai rất nổi tiếng. Và nếu bạn đang rơi vào mổ trường hợp tranh chấp đất thì hãy cùng REQUA tìm hiểu 6 điều phải lưu ý khi tranh chấp đất diễn ra.

Tranh chấp đất đai là gì ?

Đầu tiên, điều các bạn cần phải nắm rõ là tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai sẽ khác nhau như thế nào. Nhìn vào thì chúng ta có thể thấy rằng chúng không có gì khác nhau, nhưng thật sự thì nó là 2 trường hợp khác nhau.

đât đai
tranh chấp

Tranh chất đất đai

Đây chính là vấn đề chính chúng ta đang bàn đến trong blog hôm nay, là vấn đề về tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ. (Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 ) bao gồm:

  • Quyền sử dụng đất.
  • Về tài sản gắn liền với đất.
  • Tranh chấp về địa giới hành chính.

Tranh chấp về đất đai

Về trường hợp còn lại là tất cả những tranh chấp gì có liên quan tới đất. Ngoài ra, mâu thuẫn đất đai cũng là một bộ phận của tranh chấp về đất. Những bộ phận còn lại là mâu thuẫn các hợp đồng liên quan tới đất, thừa kế di sản, chia tài sản chung,…

Có 3 dạng chính:

  • Về ranh giới các vùng đất giữa những người sử dụng đất với nhau. Ví dụ như là ranh giới đất liền kề hay ngõ đi,…
  • Quyền sử dụng đất liên quan đến địa giới hành chính. Xảy ra giữa người ở 2 tỉnh, 2 huyện, 2 xã với nhau.
  • Đòi lại đất. Nghĩa là đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc thuộc sở hữu của họ hoặc người thân mà do nhiều nguyên nhân họ không còn quản lý, sử dụng nữa.

Hòa giải ở UBND trước khi muốn đi đến khởi kiện

Khi xảy ra mâu thuẫn việc đầu tiên cần làm đó là giảng hòa với nhau từ 2 bên. Nếu hòa giải thành công thì sự việc sẽ kết thúc tại đây. Còn nếu như thất bại thì tiếp đến sẽ khởi kiện.

đất đai
tranh chấp

Pháp luật luôn ưu tiên cho các bên tự hòa giải đất, nếu không tự hòa giải được thì căn cứ khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì gửi đơn đến UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) để hòa giải. Có 2 trường hợp xảy ra là:

  • Đối với mâu thuẫn ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Xác định nơi giải quyết vấn đề có thẩm quyền

Sẽ có 2 trường hợp xảy ra dành cho bạn:

Trường hợp có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Trường hợp không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai.
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Xem xét các khả năng thắng kiện

Lý do mà bạn phải xem xét đến khả năng thắng kiện

  • Nếu người khởi kiện mà thua kiện thì sẽ bị mất án phí.
  • Thời gian khởi kiện để giải quyết thường kéo dài lâu.

Căn cứ xem xét vào khả năng thắng kiện

Muốn thắng kiện thì bạn cần có chứng cứ đầy đủ để chứng minh cho yêu cầu khi khởi kiện.

Vì thế, để trở thành chứng cứ khởi kiện phải có 3 thuộc tính sau:

  • Tính khách quan của nó (có thật hay không)
  • Tính liên quan đến tình tiết của vụ án khởi kiện
  • Tính hợp pháp.

Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”.

Các loại án phí khi khởi kiện

Án phí được hiểu là khoản tiền một người phải nộp khi khởi kiện hoặc khi thua kiện (đối với vụ án dân sự, hành chính) hoặc khi bị kết án (đối với vụ án hình sự).

đất đai
tranh chấp

Theo danh mục án phí ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, án phí dân sự sơ thẩm trong khởi kiện vụ án như sau:

TTÁn phí dân sự sơ thẩmMức án phí
1Về dân sự không có giá ngạch300.000 đồng
2Đối với mâu thuẫn về dân sự có giá ngạch 
2.1Từ 06 triệu đồng trở xuống300.000 đồng
2.2Từ trên 06 đến 400 triệu đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
2.3Từ trên 400 đến 800 triệu đồng20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
2.4Từ trên 800 triệu đồng đến 02 tỷ đồng36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản vượt 800 triệu đồng
2.5Từ trên 02 đến 04 tỷ đồng72 triệu đồng + 2% của phần giá trị vượt 02 tỷ đồng
2.6Từ trên 04 tỷ đồng112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng

6 điều trên đây bạn phải nắm rõ khi xảy ra một vụ tranh chấp đất đai nào đó mà chính bạn là người tham gia. Nếu bạn không muốn phải lâm vào các tình trạnh như vậy thì hãy đến với chúng tôi để có thể sở hữu cho mình những mảnh đất chẩt lượng và các thủ tục được giải quyết nhanh chóng.

Trả lời