Mục Lục
Hoạt động mua bán nhà đất diễn ra hàng ngày với giá trị mỗi hợp đồng mua bán nhà đất lên tới hàng tỷ đồng. Nếu không thật kỹ lưỡng, bạn rất có thể rơi vào những màn kịch lừa đảo hết sức tinh vi.
Nhiều người vì trót nghe theo những lời đường mật mà giờ phải lâm vào cảnh mua nhà “tiền đã trao mà cháo không múc”. Thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, thậm chí người đi mua nhà dù tận mắt nhìn thấy sổ hồng rồi nhưng vẫn bị lừa mất trắng hay trường hợp mua nhà ở xã hội được Nhà nước cấp phép xây dựng nhưng cũng rơi vào cảnh có nhà mà không được ở.
Cùng REQUA tìm hiểu 5 hình thức lừa đảo mua nhà đất phổ biến trong thời gian qua.
Giấy tờ công chứng sổ đỏ bị làm giả
Kẻ gian làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng bất động sản hoặc vờ báo mất để cơ quan nhà nước cấp lại. Sau đó, chúng dùng giấy này đem công chứng, tạo dựng lòng tin để chuyển nhượng.

Đối với người bán, kẻ lừa đảo sẽ trong vai trò người mua nhà cần xem sổ, lấy thông tin sổ để xác thực và lợi dụng thông tin đó để làm một cuốn sổ, hồ sơ giả. Tiếp theo, vẫn dùng cách cũ, lần này nhân cơ hội bạn không để ý để đánh tráo giữa sổ giả và thật.
Đối với người mua, lần này kẻ lừa đảo sẽ là người bán, đó có thể là chủ đất hoặc người được ủy quyền. Họ làm nhiều bộ hồ sơ, giấy tờ giả để bán cho nhiều người cùng lúc. Đến khi bạn chồng đủ tiền và nhận sổ thì mọi việc đã muộn.
Mua bán nhà đất cho nhiều người với một mảnh
Kẻ lừa đảo không cần có sổ đỏ, sổ hồng hay giấy tờ nhà đất giả nhưng sẽ đăng bán căn nhà với giá cực thấp để dụ dỗ người mua sập bẫy. Đến bước làm giấy tờ chuyển nhượng, kẻ lừa đảo sẽ nhận tiền đặt cọc hay một phần tiền từ người rồi làm cam kết bằng giấy tay với nhiều hứa hẹn.

Đây là hình thức thường xuyên được sử dụng rộng rãi. Đầu tiên, để tạo thu hút và niềm tin cho bạn, đối tượng sẽ đăng tin rao bán nhà đất với giá khá thấp so với thị trường, hình ảnh sổ, giấy tờ nhà đất xác thực, rõ ràng, cùng lời mời gọi hấp dẫn. Khi bạn đã “cắn câu” và chúng lất được tiền thì bạn sẽ tin rằng “phép thuật là có thật”.
Các dự án ma, đặt tiền cọc
Thị trường bất động sản xuất hiện không ít các dự án được chủ đầu tư vẽ ra nhằm lôi kéo khách hàng để chiếm đoạt tiền đặt cọc. Họ thường cho môi giới gọi điện mời khách đến xem nền đất nhưng thực tế là đất quy hoạch dành cho công trình công cộng, chưa được phê duyệt cho dự án nào.

Các dự án được vẽ trên giấy rất bắt mắt từ phân lô cho đến cảnh quan, lại nằm tại vị trí đắc địa với một mức giá thấp hơn giá thị trường. Sau đó, các đơn vị này tổ chức các sự kiện mở bán, xem đất tại thực địa rồi dàn cảnh người chen nhau mua đất, ký hợp đồng và thanh toán tiền ngay trước mặt người đi xem đất nhằm tạo độ hot và khan hiếm cho dự án nhằm đưa người mua vào bẫy lừa.
Đóng vai người mua bán nhà đất để đẩy giá lên cao
Bạn còn đang lưỡng lự chọn mua một mảnh đất vì giá của nó cao hơn nhiều so với thị trường thì đột nhiên có vị đại gia tìm đến bạn và hỏi mua chính mảnh đất đó với giá cao hơn rất nhiều so với giá bạn định mua và cọc cho bạn một số tiền để tạo tin tưởng.
Dẫn đến bạn sốt sắng chồng tiền mua mảnh đất đó không suy nghĩ với hy vọng có thể sang tên ngay cho vị đại gia để kiếm lời. Và cuối cùng bạn rơi vào cái bẫy của người bán và vị đại gia đồng bọn, mua mảnh đất có giá cao hơn nhiều so với thực tế, thậm chí còn bị vướng mắc về pháp lý.
Lừa đảo mua bán nhà đất qua vi bằng
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, các đối tượng lừa đảo, đầu nậu đất đai đã thu gom đất, xây nhà rồi chuyển nhượng lại cho người khác bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng tại các văn phòng Thừa phát lại.
Những giao dịch này chủ yếu diễn ra tại các căn nhà “ba chung” (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chung số nhà) ở những quận, huyện vùng ven thành phố. Để tăng sự tin tưởng, giới cò, đầu nậu thường nhờ các Văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng.

Tuy nhiên, trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được Thừa phát lại lập vi bằng, nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ, chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất.
Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.
Trên đây là 5 thủ đoạn ngày nay thường xuyên được sử dụng để lừa đảo người mua bán nhà đất. Cùng REQUA tham khảo để không để bị rơi vào những chuyện không đáng xảy ra.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một nơi an toàn và đảm bảo chất lượng thì có thể đến với chúng tôi. Để có thể sở hữu những gì an toàn và chất lượng nhất.